WELCOME NEWCENTURY
Monday, 09-09-2024, 7.22.49 PM
NEWCENTURY

CHỌN NGÔN NGỮ

TÌM KIẾM

Mr.HUNG ONLINE

NHẮN TIN QUA Y!M CHO HÙNG



QUẢNG CÁO HÀI HƯỚC

VIDEO HÀI BÓNG ĐÁ

VIDEO BMW

VIDEO HÀN QUỐC

VIDEO HẤP DẪN

DƯƠNG LỊCH
«  September 2024  »
SuMoTuWeThFrSa
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930

ĐỒNG HỒ SỐ

DỰ BÁO THỜI TIẾT

www.newcentury.ucoz.com

ĐĂNG NHẬP

ĐÁNH GIÁ
Rate my site
TỔNG: 15017

THỐNG KÊ

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0

LƯỢT TRUY CẬP
xanga statistics

ĐỒNG HỒ

NEWCENTURY
  • Thiết kế web trọn gói

  • "Nâng giá” thương hiệu chè sau cú sốc "chè bẩn”
    (newcentury) - Ông Đoàn Anh Tuân - Chủ tịch Hiệp hội Chè ViệtNam (Vitas) thừa nhận việc cả lượng và giá trị xuất khẩu chè năm 2011 đều giảm so với cùng kỳ có nguyên nhân từ dư chấn của "chè bẩn”, dù cũng nêu ra nguyên nhân khác là thời tiết.

    Dư chấn "chè bẩn” và sự sụt giảm đáng ngại

    Với diện tích gần 132.000 ha chè trên cả nước, sản lượng bình quân 185.000 tấn chè khô/năm và sự tham gia của hơn 3 triệu lao động trên quá nửa số tỉnh, thành trong cả nước, ngành chè Việt Nam vẫn đứng vững trong top 5 thế giới về sản lượng xuất khẩu.
     
    Nâng cao thương hiệu chè Việt Nam là điều cần thiết sau sự cố "chè bẩn"

    Tuy nhiên, báo cáo của Bộ KH&ĐT cho thấy năm 2011 lượng chè xuất khẩu chỉ đạt 131.000 tấn, giảm 4,3% so với năm 2010. Điều này khiến kim ngạch cũng giảm 0,8% từ 200 triệu USD năm 2010 xuống còn 198 triệu USD dù mức giá bình quân năm vừa qua đạt tới 1.520 USD/tấn, tăng 3,5% so với 2010 và tái lập kỷ lục giá của năm 2008.

    Một điều đáng lo ngại khác là ngoài mức tăng đột biến gấp 2 lần từ thị trường Indonesia, sản lượng vào hầu hết các thị trường truyền thống khác của ngành chè Việt Nam đều giảm so với năm 2010.

    Giải thích cho sự sụt giảm này, ông Đoàn Anh Tuân - Chủ tịchVitas cho biết: "Năm 2011 là một năm đầy sóng gió với ngành chè. Vào thời điểm trước Festival chè quốc tế, thong tin về "chè bẩn” rộ lên đã ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh của ngành chè. Mặc dù chỉ một bộ phận nhỏ nông dân sản xuất chètrộn tạp chất để xuất sang Trung Quốc nhưng sự ám ảnh của người tiêu dung về 2 từ "chè bẩn” là rất đáng lo ngại”.

    Nguyên nhân sụt giảm sản lượng, ngoài việc thời tiết khô hạn không thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây chè, theo ông Tuân một phần vì các thương nhân Trung Quốc mua chè ồ ạt và hướng dẫn cách trộn tạp chất khiến tâm lý người trồng chè cho rằng cắt dài cũng bán được. Điều này đã làm ảnh hưởng tới sinh trưởng bền vững của cây chè, dẫn đến năng suất giảm mạnh.

    Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, ngoài việc tin tưởng vào tiềm năng của ngành chè, cũng chỉ ra một phép so sánh để thấy tiềm năng này đang "ẩn giấu”. Ông Thành cho biết: trong nhiều ngành, có mặt hàng chủ yếu là gia công nhưng mang lại giá trị tới 5 - 10 tỷ USD/năm. Còn ngành chè, chủ động và nội địa hoàn toàn từ khâu sản xuất đến chế biến nhưng chỉ mang lại 200.000 USD/năm chứng tỏ tiềm năng rất lớn. Ông Thành tin rằng năm 2012 nếu đầu tư vào chè và cà phê sẽ mang lại lợi ích lớn.

    Nâng tầm thương hiệu: Cần sự thay đổi từ gốc

    Đứng thứ 5 thế giới về về kim ngạch xuất khẩu, song ngành chè Việt Nam hiện không được đánh giá cao về thương hiệu. Điều này, theo Vitas, một phần do những hạn chế trong phương thức sản xuất, canh tác chè sạch của người trồng chè. Vấn đề nâng tầm thương hiệu chè Việt Nam đang được ngành này đặt ra như một mục tiêu sống còn.

    Tại Thái Nguyên, nơi có hơn 17.000 ha chè với năng suất cao nhất nước (bình quân 90 tạ/ha) và chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu chè cả nước, ngay trong đầu năm 2012 tỉnh này đã triển khai trồng mới, trồng lại 1.000 ha chè chất lượng cao. Thái Nguyên cũng đang triển khai mở rộng diện tích chè theo tiêu chuẩn VietGap và UTZ Certified tại các vùng chè trọng điểm ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương…

    Theo đánh giá của ông Đoàn Anh Tuân, hiện một số đồng chè đã thực hiện sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap, tuy nhiên việc gắn tiêu chuẩn này không có ý nghĩa khi xuất ra nước ngoài vì các chứng chỉ này chưa được quốc tế công nhận. Cụ thể, VietGap chỉ quản lý quy trình sản xuất đến khâu sản xuất, chưa quản lý được khâu chế biến nên không hỗ trợ được khâu tiêu thụ.

    Để nâng hình ảnh thương hiệu chè Việt Nam, mới đây Vitas cùng một số tổ chức như Solidaridad và Unilever đã khởi xướng việc áp dụng các bộ chuẩn UTZ Certified và Rainforest Alliance vào Việt Nam. Theo Vitas, các bộ tiêu chuẩn này đã được thế giới công nhận từ lâu và được áp dụng tại nhiều quốc gia sản xuất chè trên thế giới.

    Theo Vitas, các bộ tiêu chuẩn này có các quy định rất khắt khe để giám sát các khâu từ sản xuất, chế biến, đóng bao, gắn logo và được giám sát bởi thanh tra độc lập được chứng nhận. Khi triển khai ở Việt Nam, các công ty, HTX sản xuất theo các tiêu chuẩn này đều được đảm bảo đầu ra sản phẩm và được các thương hiệu trà mua lại với giá cao hơn mặt bằng giá thị trường.

    Theo bà Nguyễn Thị Nhài - Phó Chủ nhiệm HTX Tân Hương: "Từ khi 37/50 hộ xã viên triển khai thí điểm tiêu chuẩn UTZ, chúng tôi đã mua toàn bộ chè sản xuất với giá cao hơn 5% so với mặt bằng. Ngoài ra, việc sản xuất chè theo yêu cầu chặt chẽ của tiêu chuẩn này khiến chi phí thuốc trừ sâu, đạm và đảm bảo môi trường. Trước nay, việc dùng thuốc trừ sâu và các chất bảo vệ thực vật thiếu kiểm soát không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, mà khiến dư lượng chất bảo vệ thực vật cao, ảnh hưởng tới hương vị chè”.

    Theo bà Nhài, việc áp dụng chuẩn này khiến các xã viên giảm được khoảng 20% chi phí sản xuất, trong khi sản lượng vẫn giữ nguyên và giá bán được cải thiện nên lợi ích lão rệt.

    Còn theo Công ty chè Phú Bền, đơn vị áp dụng bộ tiêu chuẩn Rainforest Alliance, chè sản xuất theo tiêu chuẩn này được bán với giá từ 2 USD/kg trở lên, cao hơn mức bình quân 1,5 USD/kg của chè đen Việt Nam. Sản phẩm có chứng chỉ này cũng được các thị trường khó tính như EU chấp nhận.

    Theo ông Tuân, xét về mặt bằng giá thì khi áp dụng các bộ tiêu chuẩn này, giá sản phẩm chè sẽ thành phẩm sẽ tăng khoảng 30 -40%. Đại diện Solidaridad cho biết thêm ở Ấn Độ mức tăng giá bán đã được kiểm chứng là 25% và việc áp dụng chuẩn UTZ cho cà phê ở Việt Nam đã cho thấy kết quả rất ổn.

    Tuy nhiên, hiện nay sản lượng chè sản xuất theo bộ chuẩn UTZ mới chỉ đạt khoảng 30 tấn, và theo chuẩn Rainforest Alliance khoảng vài trăm tấn, còn rất ít so với năng lực sản xuất của ngành chè Việt Nam.

    "Chúng tôi sẽ cùng với các tổ chức quốc tế như Solidaridad và các công ty như Unilever (sở hữu nhãn Lipton), Cozy… tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn này vào Việt Nam. Vì điều này mang lại lợi ích cho cả người nông dân, cho giá trị thương hiệu chè Việt Nam và cả các doanh nghiệp thu mua chè”, ông Tuân cho biết.

    "Tuy nhiên, để áp dụng thành công và cùng nâng thương hiệu của ngành chè Việt Nam thì các hộ sản xuất phải chấp nhận thay đổi quy trình canh tác, sơ chế… theo quy trình được giám sát chặt chẽ của các bộ tiêu chuẩn này”, ông Tuân nói thêm.

    nguon dantri.vn

    Group's copyright agency newcentury 93 Lang Ha-Ba Dinh-Ha Noi © 2024