Thân mời các bậc Phụ huynh, các bạn học sinh, sinh viên đến tham dự buổi hội thảo chuyên đề”Nắm bắt các cơ hội kinh doanh trong thời kỳ chuyển đổi Kinh tế của Việt Nam” được trình bày bởi Giáo Sư Charles Harvie – Trưởng Khoa Kinh tế thuộc phân khoa Thương Mại của Đại học Wollongong, Australia tại:
Giáo sư Charles Harvie là đồng tác giả của 2 ấn phẩm về Kinh tế Việt nam: Chuyển đổi kinh tế của Việt nam: Những chính sách, ban hành và tiềm năng (2006) và Sự cải tổ của Việt Nam và sự tăng trưởng kinh tế (1997). Ông là cựu Chủ tịch và hiện là Thư ký điều hành của diển đàn Kinh tế Châu Á. Năm 2009, Ông được trao tặng giải thưởng danh giá của Khoa thương mại dịch vụ về những đóng góp giá trị của mình. Giải thưởng này được bình chọn từ các nhà báo, đọc giả, các tổ chức và các thành viên nghiên cứu xã hội Toàn cầu hóa tạo ra nhiều thách thức & cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và châu Á cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Nền kinh tế châu Á nằm trong vùng hội nhập cả của khu vực và toàn cầu và hiện nay đang trở thành nền kinh tế năng động nhất thế giới. Để có thể tồn tại các công ty đứng trước thách thức phải áp dụng mô hình kinh doanh khác nhau trong môi trường cạnh tranh của thị trường nội địa và quốc tế. Theo truyền thống, các doanh nghiệp nhỏ bị đánh giá ở vị thế yếu hơn, tiềm lực không mạnh (tài chính, công nghệ, kỹ năng…), không có khả năng đạt được lợi thế quy mô, chịu chi phí hoạt động cao và dễ bị tổn thương hơn. Cho dù gặp phải những bất lợi trên, có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ không những đã vượt qua và còn trở thành biểu tượng thành công mới trên thị trường. Một số lý do có thể giải thích cho hiện tượng này là: tầm quan trọng của thị trường ngách cho những sản phẩm đặc thù, sự phát triển của công nghệ thay đổi phương thức sản xuất, rút ngắn vòng đời sản phẩm, sự mở rộng của mạng lưới sản xuất tạo cơ hội tham gia vai trò nhà thầu phụ, tỷ trọng gia tăng của dịch vụ trong chu trình hoàn thiện của chuỗi cung ứng, kiến thức, kỹ năng và đổi mới…. tất cả đều trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ. Là một nền kinh tế mới nổi, những thách thức các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt còn phức tạp và khó khăn hơn nhiều. Ngoài việc thể chế, khung pháp lý chưa tương thích với sự phát triển, các doanh nghiệp thiếu kiến thức kinh doanh hiện đại (kế toán, tài chính, quản lý, marketing), kỹ năng lao động thấp, công nghệ lạc hậu , khó tiếp cận thị trường, tài trợ vốn và đất đai. Kể từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời năm 1999, số lượng doanh nghiệp đăng ký tại Việt Nam tăng mạnh (520,000 công ty mới). Tuy nhiên năng lực thực sự của các công ty chưa đạt đến tiềm năng đáng có. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới gần đây càng làm lộ rõ điểm yếu của khu vực này. Tuy nhiên triển vọng phát triển là rất lớn nếu các doanh nghiệp Việt Nam tìm ra và khai thác được những lợi thế cạnh tranh của mình. nguon24h.com.vn |