WELCOME NEWCENTURY
Friday, 19-04-2024, 4.25.20 AM
NEWCENTURY

CHỌN NGÔN NGỮ

TÌM KIẾM

Mr.HUNG ONLINE

NHẮN TIN QUA Y!M CHO HÙNG



QUẢNG CÁO HÀI HƯỚC

VIDEO HÀI BÓNG ĐÁ

VIDEO BMW

VIDEO HÀN QUỐC

VIDEO HẤP DẪN

DƯƠNG LỊCH
«  April 2024  »
SuMoTuWeThFrSa
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930

ĐỒNG HỒ SỐ

DỰ BÁO THỜI TIẾT

www.newcentury.ucoz.com

ĐĂNG NHẬP

ĐÁNH GIÁ
Rate my site
TỔNG: 15017

THỐNG KÊ

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0

LƯỢT TRUY CẬP
xanga statistics

ĐỒNG HỒ

NEWCENTURY
  • Thiết kế web trọn gói

  • Người mải miết đi tìm "thần chết”
    (Dân trí) - Bị ám ảnh từ những vụ nổ bom mìn cướp đi tính mạng của các em nhỏ trong thời bình, ông quyết định dành cả đời để đi tìm, phá hủy những "thần chết” còn sót lại từ thời chiến tranh, giúp hồi sinh những vùng đất chết.
    "Không lẽ chúng ta bó tay nhìn người dân chết thảm do bom mìn phát nổ?” đó là điều Đại tá Nguyễn Trọng Cảnh, Giám đốc Trung tâm công nghệ xử lý bom mìn (Binh chủng Công binh, Bộ Quốc phòng) luôn đau đáu trong lòng.
     
    Đại tá Nguyễn Trọng Cảnh tại Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần VIII

    Từ tiếng kêu tuyệt vọng...

    "Tiếp xúc với bom mìn, nhất là những quả bon còn sót lại sau chiến tranh, đã gỉ ngoèn, ngòi, kíp lỏng lẻo như khố ông lão, có thể nổ bất cứ lúc nào, tính mạng chúng tôi luôn bị rình rập. Nhưng tận mắt chứng kiến hình ảnh 3 chị em ruột dưới 10 tuổi ở Đắk Lắk theo mẹ lên rẫy khai hoang bị bom nổ cướp đi tính mạng, chẳng phải người chiến sĩ như tôi mà bất kỳ ai cũng muốn làm điều gì đó giúp người dân không còn bị thương vong”, Đại tá Cảnh chia sẻ.

    Sau cái chết của 3 chị em nói trên khiến bố mẹ chúng buồn đau mà bỏ đi biệt xứ, Đại tá Cảnh đã nhiều lần quay lại hương khói cho các em. "Nhìn ảnh thờ 3 em bé xinh xắn, mặc áo trắng học trò, đeo khăn quàng đỏ, im lặng với những đôi mắt ngơ ngác mở to, không hiểu nổi điều gì đã xảy ra với chính các cháu làm tôi cảm thấy đau thắt trong lòng”. Người dân trong vùng cũng rất hoang mang không dám đi canh tác vì sợ "thần chết" phát nổ bất cứ lúc nào.
     
    Nếu dùng phương pháp phá bom thủ công, khoảng 300 năm nữa Việt Nam mới hết ô nhiễm bom mìn (ảnh: PLĐS)

    Một thời gian sau cái chết tức tưởi của các em nhỏ ở Đắk Lắk, trên ti vi, ông Cảnh lại thấy một vụ nổ bom mìn "thổi" văng 3 cháu bé, thân hình các cháu rách nát, tử vong tại chỗ. Cảnh quay đó là tại một buổi tiêm chủng mở rộng ở Cam Lộ, Quảng Trị. Tại họa xảy ra khi một cháu bé vô tình đạp phải vật nổ chiến tranh sót lại.

    Hình ảnh luôn lởn vởn trong đầu ông Cảnh những năm tháng sau này là chi tiết một cháu cố gọi "mẹ ơi” trước khi lịm hẳn. "Tiếng kêu tuyệt vọng, đau đớn tột cùng của cháu bé vì mãi mãi phải xa lìa người mẹ làm tôi phải ứa nước mắt. Và nếu mỗi ai trong chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh ấy, là bố mẹ của các cháu, tôi nghĩ ai cũng sẽ bàng hoàng và khó có thể chịu được nỗi đau mất hết những đứa con do hậu quả bom mìn lớn đến như vậy”, ông Cảnh tâm sự.
     
    Chính những hình ảnh đó là động lực giúp ông Cảnh trở thành "chiến sĩ diệt mìn”.

    ... đến người "mê” phá bom

    Trước khi ra Hà Nội dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần VIII, Đại tá Cảnh mất 3 tuần "vật lộn” với "đại bom”, có chiều dài hơn 3m, đường kính 1m và chứa hơn 4 tấn thuốc nổ, giải tỏa tâm trạng lo sợ, hoảng loạn của người dân vùng núi cao ở tỉnh Bình Định. "Chỉ một sơ xuất nhỏ, nếu "đại bom” phát nổ là có thể lấy đi tính mạng của hàng chục chiến sĩ và một quả đồi bị san phẳng, tạo ra một hố có đường kính 300m với diện tích hố hơn 7 héc ta”, ông Cảnh cho biết.
     
    Chương trình quốc gia được áp dụng, Đại tá Cảnh hi vọng 50 năm nữa đất của nước ta sẽ sạch bom, mìn (ảnh: internet)

    Từ sau năm 1975 đến nay, Đại tá Cảnh cùng anh em giải phóng hàng trăm nghìn hecta đất đai. Theo người lính này, kết quả trên chưa thấm vào đâu so với thực trạng bom mìn còn sót lại trong lòng đất ở nước ta. "Đến nay mới làm sạch được 3,28% diện tích đất đai bị ô nhiễm bom mìn trên toàn quốc. Theo tiến độ hiện nay, để làm sạch ô nhiễm bom mìn trên đất nươc, phải mất hơn 300 năm nữa mới xong”, ông Cảnh nói.

    Không chịu bó tay chờ đợi thời gian phá bom, mìn dài đằng đẵng đến vậy, cùng với việc chứng kiến nhiều đồng đội hi sinh khi dò tìm, xử lý bom mìn bằng phương pháp thủ công. Đại tá Cảnh cùng các chiến sĩ trong đơn vị tổ chức nghiên cứu và thiết kế được phần mềm gắn cho máy dò bom đạn làm cho tiến độ tháo dỡ bom mìn nhanh hơn, hiệu quả hơn và sắc xuất thương vong ít hơn.

    "Phần mềm chúng tôi nghiên cứu, sản xuất ra kèm máy tính mini chuyên dùng không kém gì nhập của nước ngoài, dễ dàng nhận dạng, xác định được ngay chủng loại, hình dạng, kích thước, trọng lượng và độ sâu của bom đạn đang nằm trong lòng đất. Thắng lợi này đã động viên khích lệ chúng tôi và cũng là điều kiện tốt để chúng tôi có phương tiện tốt hơn trong dò tìm, xử lý bom mìn”, ông Cảnh nói. Sau đó, đơn vị ông Cảnh lập bản đồ lập bản đồ và giải quyết bom mìn cho 6 tỉnh miền Trung.

    Trước những thành công đó, năm 2009, Đại tá cảnh cùng cán bộ của Trung tâm triển khai viết hoàn chỉnh dự thảo: "Chương trình quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2010-2025” và đã được Thủ tướng thông qua. Theo ông Cảnh nếu bảo đảm được tiến độ, thời gian khắc phục cơ bản hậu quả bom mìn trên đất nước ta sẽ được rút ngắn từ hơn 300 năm xuống còn 50 năm.

    Nguồn dantri.vn


    Group's copyright agency newcentury 93 Lang Ha-Ba Dinh-Ha Noi © 2024