WELCOME NEWCENTURY
Thursday, 25-04-2024, 3.19.38 PM
NEWCENTURY

CHỌN NGÔN NGỮ

TÌM KIẾM

Mr.HUNG ONLINE

NHẮN TIN QUA Y!M CHO HÙNG



QUẢNG CÁO HÀI HƯỚC

VIDEO HÀI BÓNG ĐÁ

VIDEO BMW

VIDEO HÀN QUỐC

VIDEO HẤP DẪN

DƯƠNG LỊCH
«  April 2024  »
SuMoTuWeThFrSa
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930

ĐỒNG HỒ SỐ

DỰ BÁO THỜI TIẾT

www.newcentury.ucoz.com

ĐĂNG NHẬP

ĐÁNH GIÁ
Rate my site
TỔNG: 15017

THỐNG KÊ

Total online: 1
Guests: 1
Users: 0

LƯỢT TRUY CẬP
xanga statistics

ĐỒNG HỒ

NEWCENTURY
  • Thiết kế web trọn gói

  • Éo le cảnh cụ ông nuôi con tâm thần trong căn nhà... sắp sập
    (Dân trí) - Ở cái tuổi 80 nhưng một mình ông vẫn ngày qua ngày âm thầm lặng lẽ đi chẻ củi, chăn bò… chắt góp từng đồng tiền đong cân gạo, mua thêm củ sắn, củ khoai nuôi đứa con trai bị bệnh tâm thần suốt 28 năm nay.

    Đó là hoàn cảnh của hai cha con ông Nguyễn Bá Dư (xóm Hương Đình, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). 

    Chúng tôi đến thăm hai cha con ông Dư lúc đã quá trưa. Ngôi nhà nơi hai cha con ông Dư đang sinh sống nằm ở cuối xóm ngày ngày cửa đóng kín bịt. "Thằng Phượng khi nó nằm trong bếp, lúc nó đi lung tung cả ngày. Còn ông Dư sáng mở mắt ra là đi hết xóm này sang xóm khác, ai thuê làm gì thì ông làm nấy. Khi thì đi chẻ củi, lúc lại đi chăn bò. Giờ này, chắc ông ấy cũng gần về rồi” - chị Hà một hàng xóm cho biết.

    Đợi ông đến gần 6 giờ chiều, từ ngoài cổng, một ông già còm cõi trở về sau những cuốc mưu sinh thầm lặng. Thấy có khách lạ tới thăm, ông Dư niềm nở mời chúng tôi vào nhà uống nước, tiếp chuyện. Ngồi dưới ngôi nhà tàn, không ít lần chúng tôi giật mình, đang trò chuyện, bỗng nghe những âm thanh cọt kẹt kì lạ, thi thoảng lại có vài ba mảnh vụn rơi xuống giữa bàn. Ngước mặt lên nhìn những cột trụ, then chống đỡ bằng tre chằng chịt, ông Dư nói: "Nhà sắp sập rồi, nên hai cha con ngủ ở dưới bếp cho an toàn”.

    Ông Dư phải chống tạm những cọc tre không ngôi nhà xiêu vẹo của hai cha con sẽ đỗ mất

    Ông Dư kể: Năm 1972, ông đi dân công hỏa tuyến ở chiến trường Thành Cổ Quảng Trị ác liệt, hòa bình lặp lại ông về quê lấy vợ sinh sống và có với nhau 6 đứa con. Vốn dĩ hai vợ chồng đều xuất thân từ cái nghèo nên lớn lên con cái cũng không có điều kiện học hành. Vì thế, kiếp nghèo cứ đeo bám hết đời bố đến đời con.

    Các con ông lớn lên rồi cũng đến tuổi lấy chồng, hỏi vợ. Con cái ra cửa nhà nhưng vợ chồng ông Dư cũng không có chút gì cho con làm của hồi môn. Những người con của ông đều lập gia đình từ hai bàn tay trắng.
     
    Nhưng đó chưa phải là điều khiến vợ chồng ông Dư buồn lòng nhất. Điều vợ chồng ông Dư đau đớn là đầu năm 1983, đứa con trai thứ 3 Nguyễn Bá Phượng (SN 1962) mắc phải căn bệnh thần kinh quái ác. Từ khi con bị bệnh, ông bà chỉ biết nhìn con đau đớn đến quặn lòng. Chưa đầy 3 năm sau, gánh nặng lại càng đè lên đôi vai yếu gầy ông Dư khi bà Tơ (vợ ông Dư) lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. 
     
     

    Hai cha con ông Dư trước ngôi nhà

    Rồi sau một thời gian lâm bênh, 2 năm trước vợ ông đã qua đời. Sau cái chết của vợ ông chưa hết nguôi ngoai thì đứa cháu ngoại mà ông mang về nuôi khi bố chết, mẹ đi bước nữa đã bất ngờ chết vì tai nạn giao thông khi mới 18 tuổi. Hai cái tang trong vòng chưa đầy một tháng đã làm cho nước mắt ông Dư dường như khô cạn.

    Nhìn vào di ảnh của cháu gái mình, ông Dư nước mắt lưng tròng kể: "Sau khi bố nó chết, mẹ nó đi thêm bước nữa. Thương cháu, tôi đã đưa về nuôi dưỡng. Không có tiền nuôi cháu ăn học đến nơi đến chốn. Đến lớp 9 cháu nó bỏ học đi làm công nhân ở ngoài Hà Nam. Mới ra làm được một thời gian thì tôi nhận được tin cháu nó mất vì tàu cán chết”.

    Sau khi vợ và cháu gái mất, ông Dư sống lầm lũi, những đêm dài buồn tủi vì nhớ vợ, thương cháu dường như sức ông đã kiệt quệ. "Nhiều lúc nghĩ quẩn muốn chết đi cho xong, nhưng mình mà chết thì thằng Phượng biết để cho ai”, ông nói.

    Trên suốt chặng đường về, nghĩ đến hoàn cảnh đáng thương của hai cha con ông Dư, lòng tôi xót xa quặn thắt. Không biết những ngày tiếp đây hai cha con sẽ sống ra sao khi ông Dư tuổi đã cao, sức khỏe lại yếu dần,… 



    Group's copyright agency newcentury 93 Lang Ha-Ba Dinh-Ha Noi © 2024